1. Chọn Website chính thức của hãng bay
Chọn đúng trang web chính thức của hãng vì không có trang web nào khác ngoài website của hãng có giá vé thấp hơn dành cho khách lẻ nếu bạn định chọn mua vé của hãng đó. Và vì giá vé ở các trang bán vé online đều được liên kết với hệ thống nhả chỗ của hãng. Nhưng hiện nay có quá nhiều trang web nhái web hãng nên việc xác định đúng website của hãng cũng không phải dễ. Nếu cần hỗ trợ tên trang web chính thức các hãng, bạn có thể liên hệ với các đại lý bán vé hoặc công ty du lịch.
2. Thao tác chính xác
Chọn hành trình, ngày đi, số lượng khách và thi thoảng nhấn F5 để cập nhật giá vé hiện tại. Nếu bạn đi nhiều người, chẳng hạn 9 người trở lên thì bạn nên nhập ngay số khách là 9 vì giá vé đối với một khách và nhiều khách nhiều khi là khác nhau do chỉ có một vài chỗ có cùng mức giá. Khi đặt chỗ, bạn có thể đặt hết số lượng có cùng mức giá đang hiển thị trước, sau đó hệ thống sẽ tự nhả ra giá cao hơn và bạn lại tiếp tục làm như ban đầu cho đến hết số lượng vé cần đặt. Giá hiển thị ban đầu thường là giá chưa thuế, phí, cho đến khi bạn bấm chọn chuyến bay. Giá chưa thuế phí rẻ thì giá cả thuế phí cũng sẽ thấp hơn chuyến có giá chưa thuế phí cao hơn. Một số hãng còn thu thêm phí xuất vé khi bạn thao tác gần như xong và chỉ còn xác nhận chỗ đặt, chẳng hạn Vietjet thu 55k/ khách/ lượt bay… Bạn lưu ý đánh máy đúng họ tên và điền đúng thứ tự họ tên theo định dạng của mỗi hãng. Nếu sai sót bạn có thể phải mất phí để đổi và việc gọi điện cho hãng không phải lúc nào cũng dễ dàng, có lúc tới cả tiếng đồng hồ mới tiếp cận được điện thoại viên của hãng.
3. Thời điểm canh vé
Chọn giờ vàng để canh vé, chẳng hạn Vietjet là 12-14h, jetstar là chủ nhật, hoặc canh lúc các hãng có khuyến mãi, canh các hãng mới mở đường bay, chuyến bay. Thực tế sáng sớm thứ hai thường có vé giá tốt hơn do lượng khách mua vé dịp cuối tuần ít hơn những ngày thường.
4. Chọn thời điểm mua vé
Nên mua vé trước ngày đi 40-60 ngày. Nếu mua vé quá sớm các hãng hàng không cũng chưa mở bán những hạng vé giá rẻ. Nhưng nếu mua vé gần ngày đi thì giá vé thường cao do khách đã mua hết những vé giá rẻ rồi. Giá vé phân thành các bậc như các bậc thang, mỗi bậc có một số lượng vé nhất định. Khi bậc này đã được mua hết thì những vé ở bậc tiếp theo sẽ được bán với giá của bậc đó và giá thường cao dần, trừ khi hãng bất ngờ tung ra vé giá rẻ.
5. Nhanh chóng khi mua vé giá rẻ
Nếu bạn quyết đoán và là người có ảnh hưởng lớn tới mức chỉ cần cười tủm tỉm đưa giấy xin phép là sếp đồng ý ký ngay và chúc một chuyến đi vui vẻ thì bạn đúng là đối tượng mà vé giá rẻ thậm chí là vé 0 đồng hướng tới rồi đấy! Vì vé giá rẻ thường xuất hiện số lượng không nhiều và rất nhanh bị chột mất nên bạn cần nhanh nhẹn, quyết đoán, có thiết bị kết nối mạng ổn định và có thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng có sẵn tiền, vì những vé khuyến mại thường không cho bạn giữ chỗ thanh toán sau.
6. Hạn chế của vé giá rẻ
Không cầu toàn: vé giá rẻ thường bay đêm muộn hoặc sáng sớm, đặc biệt là những điểm đến hot thì vé giá rẻ bay đến thường rơi vào đêm muộn, trong khi vé giá rẻ dời đi thường là vào sáng sớm. Vé quốc tế giá rẻ thường phải trung chuyển (transit) tại một sân bay khác (thường thuộc quốc gia của hãng bay) với thời gian chờ nối chuyến dài. Ngoài ra, vé giá rẻ thường kèm theo những điều kiện không mấy dễ chịu, chẳng hạn không thể thay đổi hoặc không thể hoàn hoặc không có hành lý ký gửi. Thậm chí một số khách hàng than phiền phải chờ dài cổ vì thứ tự ưu tiên làm thủ tục của vé 0 đồng là cuối cùng. Nếu chuyến bay không còn chỗ thì phải đợi chuyển tiếp theo.
7. Đối với vé quốc tế
Nếu bạn bay đi quốc tế, đặc biệt là đi Châu Âu, Mỹ, Úc thì có rất nhiều hãng hàng không khai thác. Với vé quốc tế đa hành trình bạn nên liên hệ với các đại lý bán vé, vì hệ thống đặt chỗ của các đại lý cho phép tích hợp nhiều hành trình của các hãng khác nhau vào cùng một mã đặt chỗ với giá thấp hơn mua rời, chẳng hạn có hãng miễn phí chặng nội địa Việt Nam nếu điểm đến là quốc tế nếu thao tác trong một mã đặt chỗ.
Mua vé “đúng tuyến” giá cũng rẻ hơn. Nếu bạn cần vé đi nước ngoài có chặng đầu tiên ở Việt nam thì bạn nên mua từ Việt nam, và ngược lại với vé có chặng đầu tiên từ nước ngoài. Bạn nhất thiết cần mua vé khứ hồi vì vé quốc tế một chiều và khứ hồi giá không khác nhau là mấy, tức là vé quốc tế một chiều giá rất cao.
8. Vé giá rẻ không nhất thiết chỉ có ở hãng hàng không giá rẻ
Một số hãng hàng không giá rẻ phổ biến như Vietjet, Jestar…. mách bạn một điều rằng đổi khi chưa chắc những hãng giá rẻ sẽ luôn rẻ hơn các hãng hàng không 4, 5 sao đâu nhé. Vào thời điểm thích hợp, các hãng hàng không 4, 5 sao như Vietnam airlines hay Bamboo airway… luôn có những chương trình ưu đãi cực sốc với những deal khủng như vé 0 đồng, giảm 50% giá vé… sâu hơn so với các hãng khác.
Hãy luôn theo dõi các bản tin của hãng hàng không để có thể nắm được thời điểm mà hãng tung giá rẻ, chứ bạn đừng nên quá chăm chú vào một hãng giá rẻ nào đó.
9. Mua vé tại Vietwings Travel
Nếu bạn không xác định được giá nào là rẻ hay giá chạm sàn, hay không muốn có rủi ro, hãy liên hệ với Vietwings Travel. Bạn có thể tự canh vé trên web các hãng, bao gồm cả hãng quốc tế và gửi chuyến bay bạn chọn tới nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi để được hỗ trợ thao tác giữ chỗ một cách chính xác và an toàn nhất, tất nhiên là ngoại trừ những vé 0 đồng vì nó sẽ biến mất rất nhanh. Giá vé của Vietwings luôn thấp hơn hoặc bằng giá của hãng do đã được hưởng chính sách giá đối với đại lý của hãng. Vietwings Travel luôn hướng dẫn thủ tục bay và hỗ trợ đổi vé, thay tên, hoàn vé, thêm hành lý, hỗ trợ sự cố phát sinh tại sân bay một cách tốt nhất.